Để làm tăng thêm độ bền sử dụng của tôn sắt mạ kẽm thì người ta thường dùng sơn tĩnh điện để quét lên bề mặt của vật liệu. Vậy sử dụng tôn sắt sơn tĩnh điện có tốt không? Bài viết này sẽ chỉ ra những ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện. Giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn dòng sơn này nhé.
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là một loại sơn được pha trộn giữa 3 thành phần. Đó là bột sơn, nhựa lỏng, chất phụ gia kết hợp với điện tích.
Khi dùng máy phun sơn chuyên dụng sẽ tạo ra điện tích (+) vào chất sơn. Đồng thời ở bề mặt vật liệu cũng đã được tích điện tích (-) để tạo ra phản ứng vật lý. Từ đó giúp tăng độ bám dính giữa sơn tĩnh điện và bề mặt kim loại cần sơn.
Sơn tĩnh điện được phân loại thành 2 dạng sơn gồm:
+ Sơn tĩnh điện khô (dạng sơn bột)
+ Sơn tĩnh điện ướt (pha vào dung môi)
Vật liệu sắt thép, tôn sắt dùng sơn tĩnh điện có tốt không?
Cả 2 loại sơn tĩnh điện trên đều thích hợp sơn cho các vật liệu kim loại như: sắt thép, sắt mạ kẽm, thép tráng kẽm, hợp kim nhôm, nhựa, inox,…
Sơn tĩnh điện có độ bám dính tốt lên bề mặt kim loại. Khó bong tróc, màu sắc trung hòa. Có độ sáng bóng, độ bền cao hơn so với sơn dầu, sơn nước thông thường.
Tôn sắt hoàn toàn có thể sử dụng sơn tĩnh điện một cách tuyệt vời. Với các sản phẩm như cửa cuốn, cửa kéo tole mạ màu Đài Loan thì chỉ có 3 màu sắc cố định. Tuy nhiên với sơn tĩnh điện sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn về màu sắc phù hợp với nhu cầu của mình.
Quy trình sơn tĩnh điện cho tôn sắt mạ kẽm bằng phương pháp thủ công
1. Xử lý bề mặt vật liệu cần sơn
Bước đầu tiên rất quan trọng trong quy trình sơn tĩnh điện cho các nguyên vật liệu sắt thép. Trước tiên bạn phải xử lý bề mặt của sắt thép bám dính dầu mỡ (trong quá trình gia công) hay bị gỉ sét bằng các bước:
- Nhúng sản phẩm vào hóa chất tẩy sạch dầu mỡ, hóa chất tẩy các vết gỉ sét (axit H2SO4 hoặc HCl).
- Rửa lại bằng nước sạch.
- Nhúng vật liệu vào hóa chất định hình bề mặt kim loại.
- Hóa chất photphat hóa bề mặt.
- Rửa lại bằng nước sạch một lần nữa rồi đem sấy khô bề mặt.
Các quy trình này đều được thực hiện trong các bể chứa hóa chất nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị sơn, buồng phun và máy phun sơn tĩnh điện
Sử dụng Filter hoặc cyclone để thu hồi bột sơn còn dư sau khi sơn. Bột sơn thu hồi có thể tái sử dụng bằng cách pha thêm sơn mới vào và sử dụng. Đây là ưu điểm tiết kiệm nhất khi sử dụng sơn tĩnh điện so với các loại sơn thông thường.
Kiểm tra máy phun sơn tĩnh điện xem có hoạt động ổn định không rồi mới tiến hành sơn. Nếu máy có trục trặc thì nên đổi máy mới hoặc sửa chữa ngay. Để tránh làm giảm độ bám dính điện tích của sơn, nếu máy phun bị rò điện có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
3. Tiến hành sơn tĩnh điện lên vật liệu
Treo vật liệu sơn lên cao bằng dây thép không gỉ, tiến hành phun sơn tĩnh điện bằng máy phun. Ở bước phun sơn tĩnh điện không cần quá chăm chút kỹ lưỡng bởi độ bám của sơn lên bề mặt là do dòng điện trên sơn quyết định. Các bạn có thể xem quy trình sơn tĩnh điện ở Video bên dưới nhé.
Giới thiệu dòng sơn sắt mạ kẽm độ bền cao
Sơn tĩnh điện với chất lượng cao là không phải bàn cãi. Tuy nhiên khi gặp những tình huống bong tróc sẽ khó khăn trong việc bảo trì, che lấp chỗ tróc sơn. Chúng tôi xin giới thiệu dòng sơn chuyên dụng dành cho các vật liệu kim loại sắt thép, tôn sắt, nhôm, nhựa, inox,… đó là dòng sơn Decor Paint.
Sơn Decor Paint được sản xuất bằng công nghệ sơn epoxy. Sơn dùng trực tiếp lên bề mặt sơn mà không cần phải sơn lót. Không cần xử lý bề mặt vật liệu bằng hóa chất. Sơn sắt mạ kẽm Decor Paint với độ bám dính cực cao, không bong tróc, chống ăn mòn kim loại. Dễ thực hiện thao tác sơn mới, bảo trì sơn cho các sản phẩm kim loại hoàn thiện.
Xem Video thử độ bền của sơn sắt mạ kẽm Decor Paint
Nếu quý khách cần tư vấn hoặc tham khảo các mẫu cửa khác hãy liên hệ với chúng tôi hoặc bình luận phía dưới bài viết.