Nguyên Nhân Kính Cường Lực Bị Nổ & Cách Phòng Tránh

10940 lượt xem

Kính cường lực là vật liệu nội thất cực kỳ tiện lợi bởi vừa đẹp lại an toàn. Tuy nhiên, một vấn đề nhức nhối hiện nay là vì sao kính cường lực tự nhiên nổ? Hiện tượng kính cường lực tự nổ mà không hề bị tác động ngoại lực làm rất nhiều người lo sợ, thậm chí có thể gây tổn thương cho người xung quanh. Vậy tại sao kính cường lực bị nổ? Á Châu sẽ đưa ra nguyên nhân kính cường lực bị nổ cũng như cách phòng tránh cho bạn nhé.

 

Nguyên nhân kính cường lực bị nổ và cách phòng kính cường lực nổ


 

Căn hộ chung cư thường sử dụng kính cường lực làm cửa sổ và cửa ra vào, không chỉ giúp chống chịu được gió mạnh, va đập mà còn chống được cả trộm. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện hàng loạt vụ nổ kính cường lực ở các căn hộ chung cư và cả những cửa hàng sang trọng khiến dân tình xôn xao lo sợ.

 

Nguyên nhân kính cường lực bị nổ

Nguyên nhân kính cường lực bị nổ

 

Vậy nguyên nhân kính cường lực bị nổ là gì và vì sao kính cường lực tự nhiên nổ dù không có ai phá hay tác động gì đến nó. Á Châu sẽ giải thích cho các bạn về hiện tượng này cũng như giúp bạn biết cách phòng tránh kính cường lực tự nổ.

 

Mời quý khách tham khảo thêm bài viết: Báo Giá Vách Kính Phòng Tắm

 

1. Tổng hợp 4 nguyên nhân kính cường lực bị nổ

 

Có khá nhiều nguyên nhân kính cường lực bị nổ mà bạn khó có thể nhận biết được, Á Châu sẽ liệt kê một số các lý do như sau:

 

1️⃣ Kỹ thuật lắp kém là nguyên nhân kính cường lực bị nổ thường gặp

 

Một trong những nguyên nhân kính cường lực tự nổ phổ biến nhất và ít được phát hiện nhất là do cách lắp đặt chưa chính xác. Đôi khi chỉ cần vặn ốc lệch ở phần góc là đã khiến kính bị tổn thương, có các vết nứt nhẹ. Sau một thời gian sử dụng, kính giãn nở theo môi trường sẽ gây áp lực lên các vết nứt dẫn đến kính cường lực tự nổ.

 

2️⃣ Khung kính quá chặt làm kính cường lực tự nổ

 

Môi trường nóng lạnh sẽ khiến kính giãn nở nên khi lắp kính vào khung nhôm sơn tĩnh điện, kỹ thuật viên luôn cần phải chuẩn bị 1 lớp đàn hồi rồi mới đặt kính lên, như vậy sẽ tạo khoảng trống cho kính giãn nở khi nhiệt độ cao.

 

Kính cường lực tự nổKính cường lực tự nổ

 

Một số nơi tiết kiệm chi phí hoặc do kỹ thuật kém nên lược bỏ bước này khiến cho kính không có chỗ để giãn ra, phải ép chặt vào khung, tạo áp lực lên bề mặt kính cường lực nên dẫn đến việc bị tự nổ là bình thường.

 

3️⃣ Chất lượng kính kém là nguyên nhân kính cường lực bị nổ

 

Kính cường lực có chất lượng kém là loại kính bị nhiễm hạt nhôm sulfide trong quá trình chế tạo. Một số máy tạo kính có thể vô tình làm hạt nhôm lẫn vào cấu trúc kính, theo thời gian sẽ tạo nên áp lực từ bên trong khiến kính cường lực bị nổ.

 

4️⃣ Áp lực gây nên do nhiệt độ thay đổi khiến kính cường lực bị nổ

 

Việc dán decal hay phủ phản nhiệt cũng là nguyên nhân vì sao kính cường tự nhiên nổnổ. Việc dán miếng phủ phản nhiệt sẽ khiến lớp ngoài cùng bị hấp nhiệt và nóng lên nhanh chóng và khiến miếng kính bị phồng. Lúc này, kính sẽ bị ép vào khung và bị nổ.

 

Hiện tượng này thường xảy ra với kính phòng tắm hay các miếng kính được lắp tại các tòa nhà cao tầng.

 

5️⃣ Độ dày kính cường lực quá thấp

 

Thường thì kính cường lực tốt có độ dày từ 8 li – 10 li – 12 li. Tuy nhiên, trong trường hợp người dùng chọn lắp các dòng kính có độ dày thấp như 5 li sẽ rất dễ bị nổ hoặc hư hỏng do gió quật,…

 

2. Phương pháp phòng tránh kính cường lực tự nổ

 

Mặc dù tỷ lệ kính cường lực tự nổ không cao, chỉ chiếm 5% trong tổng số nhưng cũng là một vấn đề cần được lưu tâm và phòng tránh. Á Châu Door đã trao đổi với nhà máy Xingfa, thương hiệu cửa nhôm kính phổ biến nhất hiện nay về vấn đề giữ an toàn cho kính cường lực và tìm được phương án như sau:

 

Kính cường lực dán film cực kỳ an toàn

Kính cường lực dán film cực kỳ an toàn

 

☑️ Cách lắp đặt phải đúng chuẩn, đúng quy trình, có đệm đàn hồi để kính không bị ép khung mà vẫn giữ được độ chắc chắn cần thiết.

 

phòng kính cường lực

phòng kính cường lực nổ bằng cách lắp chuẩn

 

☑️ Dùng các dòng kính cường lực có độ dày phù hợp từ 8 li – 10 li – 12 li, tránh dùng các loại kính mỏng, gia công kém, nhiều tạp chất.

 

kính cường lực có an toàn không

kính cường lực có an toàn không

 

☑️ Sử dụng kính dán film, đây là phương pháp tối ưu và an toàn nhất. Lớp film được dán ở giữa 2 tấm kính và ép chặt nên không sợ bị bong tróc như decal dán ở phía ngoài. Trong trường hợp kính bị vỡ thì lớp film có công dụng dính lại gúp kính không bị nổ mạnh gây nguy hiểm. Giá kính cường lực dán film không cao, các bạn cộng thêm 150.000/ m2 vào tiền cửa kính là được.

 

Xem thêm: Nên Mua Kính Cường Lực Giá Bao Nhiêu

 

Nhận xét kính cường lực có an toàn không và kính cường lực có dễ vỡ không


 

Thật sự thì kính cường lực không dễ vỡ, nó có độ bền cao gấp 7 lần kính thường, chịu được 160 kg, 1600 pascal, khi vỡ cũng an toàn hơn nhờ tạo thành các viên bi. Tỷ lệ nổ của kính là 5%, nhưng tăng khả năng chống trộm lên đến 70%.

 

Chủ yếu nhất dẫn đến kính cường lực tự nổ vẫn là do kỹ thuật lắp cửa nhôm kính khá yếu, chưa có kinh nghiệm, không tính toán được độ giãn nở của kính cũng như sai phạm trong quá trình lắp ráp.

 

Kính cường lực dán film bị bể không gây tai nạn

Kính cường lực dán film bị bể không gây tai nạn

 

Nhìn chung thì các bạn nên chọn những đơn vị cung cấp cửa nhôm kính chính thức, có uy tín, có kinh nghiệm, bảo hành lâu dài và nhớ chọn dòng kính cường lực dán film để đảm bảo an toàn.

 

kính cường lực có chống trộm được không

kính cường lực có chống trộm được không

=>>> Tham khảo thêm bài viết: Sửa chữa cổng xếp, motor cổng xếp và thay thế phụ kiện cửa cổng

Đây là các kinh nghiệm về của mình trong quá trình lắp đặt và sử dụng cửa kính cường lực. Nếu các bạn có những ý kiến hay kinh nghiệm về các nguyên nhân kính cường lực bị nổ cũng như cách phòng tránh hợp lý hơn thì hãy chia sẻ ngay dưới bài viết để nhiều người biết đến hơn nhé.

5/5 (1 Review)
☁ Đừng quên chia sẻ bài viết nhé!
Tìm thêm:
    Cùng danh mục
    Dịch vụ uy tín
    Đổi trả trong 7 ngày
    Giao hàng miễn phí
    Dự toán Bảng Giá ChatZalo Gọi Ngay
    0909493825
    22
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    Dự
    toán